© Max Pinckers - LOBA 2019's Winner.
Leica Vietnam trân trọng kính mời và khuyến khích các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, những bạn trẻ mong muốn theo đuổi nhiếp ảnh chuyên nghiệp tại Việt Nam tham gia cuộc thi ảnh LEICA OSKAR BARNACK AWARD (LOBA) 2019.
Được đánh gia là một trong những cuộc thi nhiếp ảnh tư liệu, báo chí uy tín nhất trên thế giới, Leica Oskar Barnack Award mang chủ đề về sự tương tác giữa con người với môi trường sống xung quanh. LOBA được tổ chức thường niên từ năm 1980 bởi hãng máy ảnh Leica Camera AG và được đặt tên theo kỹ sư huyền thoại Oskar Barnack (1879–1936), người đã sáng chế ra máy Leica-Ur - chiếc Leica đầu tiên và cũng là máy ảnh đầu tiên sử dụng khổ film 24x36mm trên thế giới.
Oskar Barnack (1879–1936).
Nhà nhiếp ảnh huyền thoại người Brazil Sebastiao Salgado cũng từng tham dự cuộc thi và giành giải vào các năm 1985, 1992. Cho tới nay ông là nhà nhiếp ảnh duy nhất 2 lần đạt giải Leica Oskar Barnack.
Giải thưởng gồm hai hạng mục:
1. Leica Oskar Barnack Award: dành cho nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp
2. Leica Oskar Barnack Award Newcomer: dành cho nhiếp ảnh gia trẻ (dưới 28 tuổi) đang hướng tới chuyên nghiệp.
So với các năm trước, giới hạn độ tuổi dành cho các nhiếp ảnh gia tại hạng mục Leica Oskar Barnack Award Newcomer” đã được mở rộng từ 25 tuổi lên 28 tuổi.
Tổng giá trị giải thưởng lên tới 80.000 Euro:
1. Giải thưởng hạng mục “Leica Oskar Barnack Award” bao gồm: 25.000 Euro tiền mặt cùng bộ máy ảnh và ống kính Leica M trị giá 10.000 Euro.
2. Giải thưởng hạng mục “Leica Oskar Barnack Award Newcomer” bao gồm: 10.000 Euro tiền mặt và bộ máy ảnh Leica M cùng ống kính.
3. Ngoài hai hạng mục chính, 10 bài dự thi lọt vào vòng chung kết sẽ nhận được phần thưởng tiền mặt trị giá 2.500 Euro.
Lễ trao giải Leica Oskar Barnack 2018 diễn ra tại Berlin ngày 10/10/2018.
Thể lệ dự thi:
Để tham gia cuộc thi, người dự thi ở cả hai hạng mục gửi một bộ ảnh dự án cá nhân tối đa từ 10-12 ảnh, trong đó kể về con người trong chính môi trường sống của họ theo góc nhìn riêng của tác giả. Mỗi tác giả chỉ được nộp một bài dự thi.
Ảnh hợp lệ là ảnh được chụp trong năm 2018 đến đầu năm 2019, hoặc bộ ảnh thuộc dự án dài hạn có một số ảnh được ghi lại trong khoảng thời gian trên. Ảnh dự thi không bắt buộc chụp bằng máy ảnh Leica. Bài dự thi sẽ được nhận từ ngày 01/03 – 01/04/2019 tại: https://www.leica-oskar-barnack-award.com/en/applying/application-form.html .
Ban giám khảo quốc tế sẽ chọn ra 12 người vào vòng chung kết cho cả 2 hạng mục.
Năm 2019, Hội đồng Ban giám khảo của LOBA gồm 5 thành viên có uy tín trong giới nhiếp ảnh thế giới:
1. Steve McCurry, Nhiếp ảnh gia & người sáng lập của ImagineAsia (Hoa Kỳ)
2. Karin Rehn-Kaufmann: Giám đốc Nghệ thuật kiêm Đại diện chính thức Leica Galleries International (Áo)
3. François Hébel, Giám đốc Fondation Henri Cartier-Bresson (Pháp)
4. Milena Carstens, Giám đốc Nhiếp ảnh tại ZEITmagazin (Đức)
5. Max Pinckers, Nhiếp ảnh gia và người thắng cuộc LOBA 2018 (Bỉ)
Tìm hiểu thêm về cuộc thi tại: https://www.leica-oskar-barnack-award.com
Max Pinckers (ngoài cùng bên trái) và Mary Gelman (ngoài cùng bên phải) - Hai nhiếp ảnh gia thắng cuộc Leica Oskar Banack Award 2018.
Thông tin về bộ ảnh đạt giải LOBA 2018:
Giải Leica Oskar Barnack Award Newcomer 2018:
© Mary Gelman.
Dự án cá nhân “Svetlana” của Mary Gelman. Trong dự án cá nhân “Svetlana” của Mary Gelman, cô thường xuyên tới làng Svelana, cách St. Petersburg khoảng 150km về phía đông. Cộng đồng sống ở đây là một phần của phong trào nhân chủng học Camphill (Camphill Movement) trong khoảng thời gian gần hai năm.
Ngôi làng Svelana là một nơi cư trú trị liệu dành cho những con người có nhu cầu đặc biệt hoặc những người khuyết tật sống và làm việc trong sự cô lập bởi định kiến và phân biệt đối xử.
Những bức ảnh nhạy cảm cho thấy sự quan sát cực kỳ tỉ mỉ, và trên thực tế, những bức ảnh của cô đã phá bỏ ranh giới giữa người bình thường với những người khuyết tật và dị biệt. Chúng đã làm sáng tỏ rằng những con người có thể trở nên tự do và tài năng như thế nào khi họ được sống mà không phải sợ hãi về sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Mary Gelman đã nhận được giải thưởng tiền mặt 10.000 Euro và 1 bộ máy ảnh Leica M. Tìm hiểu thêm về bộ ảnh tại: https://www.leica-oskar-barnack-award.com/en/winner/winner-award-newcomer-2018-mary-gelman.html
Giải Leica Oskar Barnack Award 2018:
© Max Pinckers - LOBA 2019's Winner.
Vào tháng 8 năm 2017, thời gian diễn ra đỉnh điểm xung đột giữa Mỹ và Triều Tiên, Nhiếp ảnh gia người Bỉ Max Pinckers (1988) đã có chuyến công tác 4 ngày tới Bắc Triều Tiên cho tạp chí hàng tuần 'The New Yorker' cùng với đồng nghiệp của mình. Tại đây anh đã thực hiện bộ ảnh ‘Red Ink’ (Mực Đỏ) trong một môi trường được giám sát rất nghiêm ngặt tại Bắc Triều Tiên.
Bắc Triều Tiên là một trong những quốc gia bị tách biệt nhiều nhất với phần còn lại của thế giới. Người ta cho rằng thời gian gần đây, quốc gia này đã cho phép các nhiếp ảnh gia trên thế giới hoạt động tại đây, nhưng sự thực không phải vậy. Cơ hội duy nhất để các nhiếp ảnh gia có thể chụp ảnh tại quốc gia này đó là tránh được đôi mắt của những người giám sát.
Ban đầu, Pinckers nghĩ rằng những bức ảnh bình thường không thể phản ánh được những gì đang diễn ra đằng sau vỏ bọc mà chế độ đã xây dựng. Sau đó, anh đã dùng đèn flash – giống như cách anh có thể làm trong các buổi chụp thời trang để nhận mạnh tính “set-up” (dàn dựng) trong những sự việc mà anh đang chứng kiến.
Max Pinckers đã nhận được giải thưởng tiền mặt trị giá 25.000 Euro cùng bộ máy ảnh Leica M trị giá 10.000 Euro. Anh cũng đóng vai trò làm Ban giám khảo trong cuộc thi Leica Oskar Barnack 2019. Tìm hiểu thêm về bộ ảnh tại: https://www.leica-oskar-barnack-award.com/en/winner/winner-2018-max-pinckers.html