LEICA PORTRAIT | NANNA HEITMANN: “HIDING FROM BABA YAGA”
  • Liên hệ: 0945 488 948
  • Brand Story

LEICA PORTRAIT | NANNA HEITMANN: “HIDING FROM BABA YAGA”

Hãy cùng Leica Vietnam tìm hiểu về hành trình dọc con sông Yenisei của Nanna Heitmann và bộ ảnh vừa đoạt giải thưởng Leica Oskar Barnack Award Newcomer danh giá năm 2019 cho hạng mục gương mặt triển vọng mới - “Hiding From Baba Yaga”, thông qua cuộc phỏng vấn với nữ nhiếp ảnh gia trẻ này.


© Nanna Heitmann

Yenisei là một trong những dòng sông dài nhất Thế giới, cũng là chủ đề chính mà nữ nhiếp ảnh gia Nanna Heitmann bám theo trong suốt hành trình xuyên qua Siberia. Dọc theo bờ sông, cô gặp những con người cô độc, những người bỏ học và cả những kẻ mộng mơ, lắng nghe về những bí ẩn vẫn còn tồn tại. Kết quả của chuyến đi là những hình ảnh mang nhận thức về một thế giới xa xôi hoàn toàn khác biệt.

© Nanna Heitmann

Bằng cách nào chị có ý tưởng cho câu chuyện này?

Mẹ tôi là người Nga, nhưng trừ Moscow ra, nước Nga giống như một khoảng trống trên bản đồ đồi với tôi vậy. Vậy nên tôi quyết định có một học kỳ trao đổi tại Tomsk, Siberia. Cho tới lúc đó, suy nghĩ của tôi về nước Nga vẫn chỉ dựa trên những đoạn phim thiếu nhi từ thời Liên Xô và những câu chuyện cổ tích của người Slavic được đọc khi còn nhỏ, đây cũng là một phần cảm hứng thực hiện dự án ảnh “Hiding From Baba Yaga”.

Baba Yaga là một nhân vật quan trọng trong văn hóa dân gian của người Slavic. Bà là một mụ phù thủy nguy hiểm và khó đoán, sống trong túp lều tận rừng sâu. Một ngày nọ, bà bắt nhốt cô gái tên Vaselisa. Cô sau đó được một chú mèo đen giúp giải thoát. Trên đường chạy trốn khỏi sự truy đuổi của mụ phù thủy, nhớ lời mèo đen, Vaselisa thả lại chiếc khăn và chiếc lược. Những vật này hóa thành dòng sông sâu và một cánh rừng cao ngút, khiến Baba Yaga không thể vượt qua.

© Nanna Heitmann

Vậy con sông đóng vai trò thế nào trong bộ ảnh này?

Yenisei là một trong những dòng sông dài nhất hành tinh, nó như người dẫn đường của tôi trong hành trình này. Khởi nguồn từ Cộng hòa Tuva, chảy qua biên giới Mông Cổ và uốn mình về phía Bắc xuyên suốt Siberia trước khi đổ ra Bắc Băng Dương. Xuôi theo dòng chảy, con sông dẫn tôi xuyên qua những vùng rừng Taiga hoang dã đầy khắc nghiệt của Siberia, một vùng đất giàu truyền thuyết với những nghi lễ cổ xưa. Hành trình của tôi như ghi lại sự sống dọc theo dòng sông, nhưng chủ yếu tập trung vào những thần thoại của vùng đất này. Tôi đã tìm kiếm những khung hình mộng mơ và chắc chắn rằng dòng sông không phải điều quan trọng nhất trong hành trình này. Nhìn chung, tôi cảm thấy mình kiếm tìm những nhân vật hấp dẫn với lối sống thú vị.

© Nanna Heitmann

Chị đã phải chuẩn bị bản thân thế nào trước chuyến đi này?

Tôi mượn một chiếc xe Jeep của Nga cùng đồ cắm trại từ bạn bè, sau đó lái về phía Tuva với vài tấm hình và địa điểm thú vị xuất hiện trong đầu. Tôi nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ mẹ của một người bạn, cô là nhà địa chất ở đó và dẫn tôi tới những địa điểm vô cùng độc đáo. Sau đó, tôi chỉ dọc theo dòng sông.

Cuộc sống quanh dòng sông có điểm gì đặc biệt hấp dẫn?

Siberia là một vùng đất khổng lồ và phần lớn trong đó khá bất ổn. Nó có lẽ là một trong những nơi hiếm hoi còn lại trên Trái đất chưa được khám phá. Khí hậu thì vô cùng khắc nghiệt, vào mùa hè có thể lên tới 50°C và mùa đông thì lạnh tới -50°C.
Ngày nay, con người thường tới những thành phố lớn như Moscow hay St. Peterburg. Điều này cũng giúp những nhân vật được tìm thấy và cách tổ chức lối sống của họ ở vùng đất Siberia rộng lớn càng thêm hấp dẫn hơn.

© Nanna Heitmann

Việc kể câu chuyện này có thử thách nào đặc biệt không?

Đây là một chủ đề rất mở, bạn phải đối diện với hàng triệu điều ấn tượng mỗi ngày và rất dễ bị lạc đường trong chính đề tài của mình. Nhiếp ảnh gia Mads Nissen đã từng có lời khuyên mà tôi cảm thấy vô cùng hữu ích: “Điều quan trọng là phải biết bạn đang thực sự tìm kiếm điều gì. Để chấp nhận rằng bạn có thể không kể được câu chuyện mạch lạc, nhưng luôn biết mình đang theo đuổi điều gì. “Rốt cuộc nó là gì nhỉ?” - đây là những câu hỏi bạn cần liên tục tự hỏi bản thân.”

© Nanna Heitmann

© Nanna Heitmann

Vậy làm việc với Leica M ra sao?

Tôi khó có thể tưởng tượng mình có thể làm việc trên bất kỳ hệ thống máy ảnh số nào khác. Công việc được thực hiện nhanh chóng và tập trung hơn rất nhiều. Cá nhân tôi đánh giá rất cao ống kính 50mm. Bokeh của những chiếc máy Leica M fullframe này đạt chất lượng tương tự các máy ảnh analog khổ lớn.

© Nanna Heitmann

Đề cử Magnum có ý nghĩa như thế nào với chị?

Magnum vẫn luôn là huyền thoại nhiếp ảnh đối với tôi. Một tổ chức đại diện cho tất cả những nhiếp ảnh gia tôi ngưỡng mộ từ khi còn nhỏ. Một mặt, những bức ảnh của họ với tôi như những tài liệu lịch sử, thậm chí nhiều tấm hình trở thành biểu tượng cho cả một thời kỳ; một mặt khác, có rất nhiều tác phẩm viết tay trong tổ chức này truyền cảm hứng rất lớn cho tôi.

Sinh năm 1994 tại Ulm, Nanna Heitmann học Nhiếp ảnh Báo chí và Tư liệu tại đại học ở Hanover, Đức. Cô dành một kỳ du học tại Tomsk, Siberia. Năm 2018, cô với tác phẩm của mình lọt vào danh sách Emerging Talents Award dành cho những tài năng mới nổi của tạp chí Lensculture. Cùng năm đó, bộ ảnh “Hiding From Baba Yaga” đã mang về cho cô giải thưởng của Vogue Italia và Giải thưởng dành cho nữ nhiếp ảnh gia của PHmuseum. Heitmann được đề cử làm thành viên của tổ chức ảnh Magnum năm 2019.

© Nanna Heitmann

© Nanna Heitmann

© Nanna Heitmann

© Nanna Heitmann

Biên dịch: Thành Đạt Trương / LeicaVietnam

__

Leica Vietnam

Leica Boutique Hanoi: Số 14 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - ĐT: 024 3201 4848
Leica Boutique Saigon: Deutsches Haus, 33 Lê Duẩn, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
- ĐT: 028 7309 6665
Hotline: 0945 488 948
Email: info@leicavietnam.com | Website: www.leicavietnam.com
Fanpage: https://www.facebook.com/leicavietnam
Instagram: @leicavietnam | Youtube: Leica Vietnam