7. Biến sự ngẫu nhiên thành một môn nghệ thuật.
Để chụp được những bức ảnh ngẫu nhiên, điều làm ông nổi tiếng, Cartier-Bresson đã luôn tìm cách ẩn mình vào bối cảnh càng nhiều càng tốt. Không bao giờ chụp đèn flash, dán băng dính đen che kín chiếc Leica bạc, giảm sự chú ý chiếc máy ảnh ông yêu quý.
Cuốn sách ảnh nổi tiếng năm 1952 của ông “Images à la sauvette” (những bức ảnh bị đánh cắp) dịch sang tiếng anh là "The Decisive Moment" đã tổng hợp hoàn hảo phong cách nhiếp ảnh của Cartier-Bresson. Bìa cuốn sách ảnh rất đặc biệt, được thiết kế bởi người bạn thân Henri Matisse, nhân vật ông đã chụp năm 1944 - một tác phẩm được trưng bày tại triển lãm cá nhân đầu tiên của ông tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại New York năm 1947.
Ai yêu nhiếp ảnh, triển lãm và bảo tàng có thể xem sự kỳ diệu của lưu trữ tại đây:
Ảnh không gian trưng bày thực tế 1947:
https://www.moma.org/calendar/exhibitions/2703?
Catalog giới thiệu triển lãm (bản scan)
https://assets.moma.org/.../moma_catalogue_2703_300062051
8. Nhà văn Mỹ Truman Capote mô tả ông: "nhảy múa như một con chuồn chuồn bay"
Năm 1946, Cartier-Bresson cùng Truman Capote, tiểu thuyết gia người Mỹ đi tác nghiệp. Sau này Capote kể lại: "Tôi nhớ một lần theo dõi Bresson trong lúc chụp ảnh trên một con phố ở New Orleans - anh ấy nhảy múa trên vỉa hè như một con chuồn chuồn, ba chiếc máy ảnh Leica đeo cổ gọn gẽ, chiếc thứ 4 ghì chặt vào mắt, bấm-bấm-bấm (chiếc máy ảnh dường như là một phần cơ thể anh ấy), chụp liên tục với một niềm vui ngập tràn cảm xúc, với một sự say mê như lên đồng."
FRANCE. Paris.
Place de l'Europe. Saint Lazare station. 1932
9. Từ chức khỏi Magum, hãng ảnh mà ông đồng sáng lập, tiếp tục vẽ tranh.
Cartier-Bresson lập gia đình lần thứ hai năm 1970 với nữ nhiếp ảnh gia đồng nghiệp tại Magnum, Martine Frank và có hai con gái.
Năm 1974, ông rút lui khỏi Magnum, tập trung cho nhiếp ảnh chân dung và phong cảnh. Ông cũng quay trở lại với vẽ tranh, tiếng gọi nghệ thuật đầu tiên của ông.
Henri CARTIER-BRESSON. 1992.
Photo: Martine Frank
10. Di dản hơn nửa triệu tấm phim âm bản
Trong sự nghiệp phi thường của mình, Henri Cartier-Bresson đã chụp tư liệu gần như tất cả các sự kiện lớn của thế kỷ 20. Khi mất năm 2004 ngay sau sinh nhật lần thứ 96, ông để lại di sản hơn nửa triệu tấm phim âm bản được chụp trong vòng 50 năm tại hơn 40 quốc gia trên thế giới.
Những bức ảnh được yêu thích nhất của ông đều chung một chủ đề giản dị: những bức ảnh đời thường về những con người bình thường trong cuộc sống thường nhật của họ. Những bức ảnh như Cậu bé phố Mouffetard (1952) đã định nghĩa lại vai trò "fly-on-the-wall photography" (con ruồi trên tường) thể loại nhiếp ảnh chân thực, nhà nhiếp ảnh biến thành vô hình, chụp lại những điều thực sự đang diễn ra. Ông đã tạo cảm hứng cho cả nền nhiếp ảnh thế kỷ 20, với những nhiếp ảnh gia ảnh hưởng phong cách nổi tiếng như Martin Parr.
Năm 2010, Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại lại một lần nữa làm triển lãm: Hồi tưởng, Henri Cartier-Bresson, Một thế kỷ hiện đại". Nhà giám tuyển Peter Galassi nói: "Cartier-Bresson làm việc trước khi truyền hình xuất hiện, khi mà con người nhìn thế giới qua con mắt của tạp chí. Công việc đó đã đưa ông đi xa từ vòng quanh trái đất tới những khoảnh khắc dạo bước giản dị nhất. Những ông vua, hay người nông dân đều thật bình đẳng trong ngôi nhà nhiếp ảnh của Henri. Chính sự tò mò lớn lao của ông đã tạo nên di sản đặc biệt này.
Chàng thanh niên Henri Cartier-Bresson với chiếc máy ảnh Leica gắn chặt trên mắt và suốt cuộc đời như "đôi mắt nối dài" của ông.
Chiếc máy ảnh Leica đầu tiên của Henri Cartier-Bresson. Model: Leica I (Leica Một La Mã)
__
Leica Vietnam
Leica Boutique Hanoi: Số 14 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - ĐT: 024 3201 4848
Leica Boutique Saigon: Deutsches Haus, 33 Lê Duẩn, Quận 1, TP Hồ Chí Minh - ĐT: 028 7309 6665
Hotline: 0945 488 948
Email: info@leicavietnam.com | Website: www.leicavietnam.com
Fanpage: https://www.facebook.com/leicavietnam
Instagram: @leicavietnam | Youtube: Leica Vietnam