LEICA PORTRAIT | 10 ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ HENRI CARTIER-BRESSON
  • Liên hệ: 0945 488 948
  • Brand Story

LEICA PORTRAIT | 10 ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ HENRI CARTIER-BRESSON

Henri Cartier-Bresson, Nhà nhiếp ảnh lẫy lừng ai cũng biết của thế kỷ 20, cha đẻ của nhiếp ảnh báo chí hiện đại.
Cùng Leica Vietnam tổng hợp lại "10 điều có thể bạn chưa biết" về nhà nhiếp ảnh đã chứng kiến những sự kiện thay đổi thế giới - Từ nội chiến Tây Ban Nha tới nội chiến Trung Quốc 1948 - đồng thời cũng ghi lại những "khoảnh khắc quyết định" của cuộc sống thường nhật.

1. Vẽ tranh là tình yêu đầu tiên

Sinh năm 1908 tại một ngôi làn ngoại thành Paris, chàng trai trẻ Cartier-Bresson được nuôi dạy để kế thừa công việc kinh doanh vải sợi của gia đình, nhưng nghệ sỹ chớm nở đã có những kế hoạch riêng. Sau ba lần trượt tú tài (kỳ thi tốt nghiệp trung học), bố mẹ của anh chàng 17 tuổi cuối cùng đã cho phép cậu trai đăng ký học vẽ tuần hai buổi với hoạ sỹ người pháp Jean Cottenet và Jacques-Émile Blanche.


Henri CARTIER-BRESSON 12 tuổi. Circa 1920.
© Henri Cartier-Bresson/Magnum Photos

2. Tham gia vào phong trào nghệ thuật tự do Bohemian

Sau khi học trường Cao đẳng Magdelene tại Cambridge từ 1928-1929, Cartier-Bresson chính thức tham gia vào giới nghệ thuật Paris. Thường xuyên tham gia vào các buổi tiệc hoang dã do Harry Crosby (Cháu của J.P Morgan) lôi kéo và có một thiên tình sử 3 năm với Caresse Crosby, vợ của Harry, tại đây ông kết giao cùng Salvador Dalí and Max Ernst, Marcel Duchamp, Man Ray, và được giới thiệu tới Julien Levy, một "Gallerist" từ New York. Levy đã tài trợ một "Commercial break" đầu tiên cho Cartier-Bresson, để chuẩn bị cho một triển lãm cá nhân của ông năm 1933.


Henri CARTIER-BRESSON. March 1924.
© Henri Cartier-Bresson/Magnum Photos

3. Nhiễm sốt rét "Sốt tiểu đen - Blackwater fever" tại Bờ Biển Ngà, tưởng chết.

Năm 20 tuổi, Sau khi thất tình vì bị Caresse Crosby chia tay, Cartier-Bresson trốn đi Châu Phi. Ông sống gần một năm ở Bờ Biển Ngà để thoả thú vui săn bắn. Ông đã đi dọc sông Niger từ Cameroon tới tận Togo.

Thiếu hoạ phẩm đã khơi dậy cảm hứng chụp ảnh những người ông gặp trên đường. Một số nhỏ những bức ảnh đầu tiên này vẫn được lưu lại.

Chuyến phiêu lưu dừng lại khi ông nhiễm Sốt rét đái huyết cầu tố, một biến thể nặng của bệnh sốt rét và được đưa trở lại Pháp chữa trị với thông báo chuẩn bị tang lễ trước cho gia đình.

Henri CARTIER-BRESSON, 1926.
© Henri Cartier-Bresson/Magnum Photos

Ông sống gần một năm ở Bờ Biển Ngà để thoả thú vui săn bắn. Ông đã đi dọc sông Niger từ Cameroon tới tận Togo.

Thiếu hoạ phẩm đã khơi dậy cảm hứng chụp ảnh những người ông gặp trên đường. Một số nhỏ những bức ảnh đầu tiên này vẫn được lưu lại.

IVORY COAST. 1931.
© Henri Cartier-Bresson/Magnum Photos

Sau khi dành thời gian ở Mexico và Mỹ, Cartier-Bresson làm trợ lý cho nhà làm phim Jean Renoir trong Une partie de campagne (Một ngày ở nông thôn) và La Règle du jeu (Luật chơi). Cũng trong thời gian này ông làm ba bộ phim tài liệu để ủng hộ phe Cộng hoà trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. Ông cũng nói, "Hitler đã ở sau lưng chúng ta. Chúng ta đều là phe cánh Tả. Chẳng có gì để xấu hổ cũng chẳng có gì để tự hào"

Henri Cartier-Bresson on the set of Jean Renoir's film 1939.
© Henri Cartier-Bresson/Magnum Photos

5. Bị giam 3 năm ở nhà tù phát xít và trốn thoát được ở lần thứ ba vượt ngục

Nóng lòng tham gia mặt trận chống Phát xít, Cartier-Bresson xung phong tham gia đơn vị nhiếp ảnh và quay film tại Metz, Pháp. Ông bị quân Đức bắt ngay sau khi nhập ngũ và bị giam cầm ba năm. Sau hai lần vượt ngục thất bại, cuối cùng ông đã trốn thoát và ở một trang trại gần đó. Từ đó tới khi thế chiến kết thúc, ông làm công việc giải cứu và chụp ảnh lại quãng thời gian nước Pháp bị chiếm đóng bằng chiếc máy ảnh Leica mà ông yêu quý.\

American Office of War Information đã đặt hàng Cartier-Bresson làm bộ phim tài liệu về việc giải cứu tù nhân Pháp (La Retour, 1946) (Trở về, 1946), bộ phim là tiêu điểm cho triển lãm cá nhân đầu tiên của ông tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại năm 1947. Bảo tàng đã lên kế hoạch khai mạc như một buổi tưởng niệm, vì lúc đó Cartier-Bresson được cho là đã chết. Nhưng người nghệ sỹ đã sống khoẻ và có mặt tại buổi khai mạc.

Henri CARTIER-BRESSON, đứng, ngoài cùng bên trái, 06/1940.
© Henri Cartier-Bresson/Magnum Photos

__

Leica Vietnam

Leica Boutique Hanoi: Số 14 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - ĐT: 024 3201 4848
Leica Boutique Saigon: Deutsches Haus, 33 Lê Duẩn, Quận 1, TP Hồ Chí Minh - ĐT: 028 7309 6665
Hotline: 0945 488 948
Email: info@leicavietnam.com | Website: www.leicavietnam.com
Fanpage: https://www.facebook.com/leicavietnam
Instagram: @leicavietnam | Youtube: Leica Vietnam