LEICA LIVE TALK | TỔNG HỢP HỎI & ĐÁP CÙNG NHIẾP ẢNH GIA JUSTIN MOTT
  • Liên hệ: 0945 488 948
  • Brand Story

LEICA LIVE TALK | TỔNG HỢP HỎI & ĐÁP CÙNG NHIẾP ẢNH GIA JUSTIN MOTT

Buổi livestream trò chuyện của Nhiếp ảnh gia Justin Mott về chủ đề ’Storytelling’ thông qua dự án ảnh “Kindred Guardians” vừa qua đã diễn ra thành công với nhiều thông tin bổ ích. Leica Vietnam xin được tổng hợp các câu hỏi và trả lời trong cuộc trò chuyện lần này để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn quá trình cũng như những khó khăn mà Justin đã phải vượt qua trong quá trình dài kỳ thực hiện bộ ảnh.

(English readers can find the English Q&A version below)

Q1: Trước mỗi dự án, anh có lên trước kế hoạch chụp trong đầu hay chỉ tiếp cận dưới góc nhìn tư liệu và chụp những gì mình thấy?

Tôi không biết chính xác mình sẽ thấy gì khi ra hiện trường để chụp. Vì vậy trước đó tôi nghiên cứu rất kỹ các thông tin có liên quan. Dự án lần này của tôi kể câu chuyện về những người chăm sóc trực tiếp các loài động vật, vì vậy điều tiên quyết và quan trọng với tôi là những nhân vật này cần tương tác với các loài động vật theo cách an toàn và nhân đạo. Tôi phải chắc rằng họ có tương tác với động vật, vì nếu họ chỉ làm việc tại các phòng thí nghiệm hoặc văn phòng thì sẽ chẳng có gì để chụp cả.

Tôi hỏi nhân vật của mình về công việc hàng ngày, cách họ tương tác với các loài, từ đó dẫn tới quyết định mình có tới đó để thực hiện dự án hay không. Khi tới hiện trường, tôi luôn tiếp cận theo hướng cởi mở. Tôi biết mình cần chụp khoảnh khắc nhưng không có nghĩa tôi phải dàn dựng chúng. Tôi đơn giản chỉ chờ đợi những khoảnh khắc này xuất hiện. Điều này sẽ giúp câu chuyện chân thật và tự nhiên hơn rất nhiều. Đồng thời, sự kiên nhẫn chờ đợi cũng giúp tôi tiến bộ lên mỗi ngày.

 

Q2: Thông thường các dự án ảnh ngắn và dài hạn sẽ kéo dài bao lâu?

Thời gian thực hiện thường khác nhau tuy thuộc vào yêu cầu mỗi dự án.

Với dự án chụp tê giác vừa qua, tôi đã phải tới điểm chụp nhiều lần và mỗi lần vài ngày. Khoảng cách giữa Việt Nam và Kenya khá xa nên tôi đã mất tới 8 ngày cho lần đầu tiên chụp ở đây. Mỗi ngày bạn chụp, mọi thứ có thể xảy ra y hệt nhau, tuy nhiên bạn rất có thể nhận ra góc nhìn mới ở những ngày tiếp theo. Dự án về tê giác trước đó dài 8 ngày, một số dự án đơn giản có thể chỉ mất 2-3 ngày, thông thường nhất thì các câu chuyện ảnh cần 5-8 ngày để khai thác.

Về những dự án dài hạn và cụ thể là câu chuyện lần này, tôi đã mất tới 10 năm để hiện thực hóa ý tưởng. Dự án sẽ tiếp tục trong vài năm tới, và mỗi chủ đề trong dự án tôi thường dành 5-8 ngày để thực hiện.

Q3: Tại sao anh lại chọn hệ thống Leica M là máy ảnh chính cho dự án và theo anh, ống kính nào nên sử dụng cho nhiếp ảnh tư liệu?

Khoảng 1 năm trước, tôi đã chuyển qua sử dụng máy ảnh không màn hình Leica M10-D vì hệ thống máy ảnh cũ trở nên quá cồng kềnh và khiến tôi mệt mỏi sau mỗi ngày chụp. Tôi thường di chuyển rất nhiều và chụp ảnh từ 10-15 tiếng mỗi ngày ở hiện trường, vậy nên tôi luôn mong muốn một chiếc máy ảnh nhỏ gọn tôi có thể mang gọn trong lòng bàn tay. Đồng thời tôi rất thích sự vững chắc của chiếc máy ảnh M10-D này.

Chất lượng tệp hình ảnh ở thời điểm này của các loại máy ảnh là tương đối giống nhau, nhưng điều tôi quan tâm là hệ thống ống kính của Leica thật sự tuyệt vời. Tôi yêu thích sử dụng Summilux-M 35mm f/1.4, tôi yêu sự nhỏ gọn của ống kính này. Đây thực sự không phải quảng cáo, nhưng tôi thật sự tin rằng khoảng 1 năm kể từ khi sở hữu bộ máy này, tôi tiến bộ lên rất nhiều: tôi di chuyển nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn và từ đó chụp được nhiều ảnh tốt hơn.

Q4: Làm sao tôi có thể mua được một chiếc Leica?

- Điều này thì bạn phải tự tìm hiểu thôi! Tuy nhiên Leica Vietnam cũng có nhiều mẫu máy ảnh đã qua sử dụng với giá hợp lý đấy.

 

Q5: Điều gì quan trọng hơn với anh khi chụp ảnh: bố cục (hình khối), ánh sáng hay khoảnh khắc?

Với tôi, chụp ảnh cũng giống như nấu ăn, mọi nguyên liệu cần phải được hòa trộn. Nguồn sáng tốt hay bố cục tốt không thực sự là những thứ tôi cố để đạt được, vì đôi khi dù thiếu mất ánh sáng tốt hay bố cục tốt, tấm ảnh vẫn có thể có khoảnh khắc đẹp. Một khoảnh khắc đẹp không thể ngăn Trump làm Tổng thống, nhưng một khoảnh khắc đẹp luôn có thể đánh bại mọi thứ.

Làm việc ở thể loại nhiếp ảnh tư liệu, nên tôi luôn mong muốn những bức ảnh của mình mang lại cảm xúc cho khán giả: đó có thể là một câu hỏi, niềm vui hoặc nỗi buồn. Tôi luôn cố gắng hòa trộn các nguyên liệu của mình để tạo ra một khung hình đẹp và một câu chuyện đẹp.

Q6: Anh có thể chỉ ra những ưu và nhược điểm của việc sử dụng một chiếc máy ảnh lấy nét tay và không có màn hình như Leica M10-D trong dự án này không?

Với cá nhân tôi, việc sử dụng hệ thống lấy nét bằng tay và không có màn hình không quá khó khăn vì tôi đã bắt đầu sự nghiệp của mình với những chiếc máy ảnh phim. Tuy nhiên, tôi cũng cần đôi chút thời gian để làm quen với việc chụp một bức ảnh đúng sáng hay lấy nét với những loài động vật di chuyển rất nhanh ở ngoài môi trường tự nhiên.

Nhưng bù lại, chiếc máy ảnh này vô cùng nhỏ gọn. và việc không có màn hình đem lại cho tôi khả năng luôn tập trung vào việc chụp. Tất cả những gì tôi cần làm là bật máy, chỉnh các thông số về ISO, khẩu độ, tốc độ và tập trung vào câu chuyện và từng khoảnh khắc để bấm máy. Nếu có màn hình, có lẽ tôi đã ‘dán mắt’ vào các chức năng hiển thị mất rồi. Chiếc máy ảnh khác biệt hoàn toàn với những chiếc máy tôi từng sử dụng.

 

Q7: Những bức ảnh của anh đã cho thấy những khía cạnh mà anh quan tâm. Vậy tại sao anh lại quan tâm chụp những giống loài có nguy cơ tuyệt chủng?

Câu chuyện mà tôi đang khai thác không chỉ về các loài có nguy cơ tuyệt chủng, mà về tất cả các loài động vật. Tôi luôn quan tâm tới mối quan hệ giữa con người và muôn loài, và đây cũng là chủ đề chính tối kiếm tìm. Câu chuyện cho tôi cảm hứng là về những con người vẫn đang hàng ngày cống hiến và tận tâm chăm sóc cho các loài động vật. Bên cạnh đó, các vấn đề về môi trường cũng là điều tôi quan tâm.

Tôi có đọc nhiều thông tin về những người tiêu thụ sừng tê giác, họ nghiền sừng thành bột và sử dụng như một loại thuốc truyền thống. Tôi nghĩ điều quan trọng là phải để những người này thấy được rằng vẫn có rất nhiều người khác trên Thế giới sẵn sàng liều mạng sống của mình để bảo vệ những loài động vật này. Và những hành động này thực sự ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái của chúng ta. Đây là mối quan tâm chính của tôi trong dự án lần này.

Về những bức ảnh của mình, tôi không muốn mọi người chỉ nhìn qua và nói: “Ồ đẹp đấy”. Với tư cách là người kể chuyện về Thế giới hoang dã, tôi muốn những tấm hình của mình có thể khiến mọi người nghĩ nhiều hơn và đặt ra nhiều câu hỏi, từ đó họ có thể cùng chung tay hành động. Đây cũng chính là lí do tôi lựa chọn kể chuyện qua hình thức ảnh bộ.

Q8: Quá trình hậu kì ảnh với anh có quan trọng không? Anh thường làm những gì trong quá trình hậu kỳ này?

Tôi thường không chỉnh sửa hình ảnh của mình quá nhiều, đặc biệt không bao giờ loại bỏ hay xóa chi tiết khỏi ảnh. Tôi chỉ điều chỉnh một chút về màu sắc nên thời gian cho việc này khá ngắn. Phần lớn thời gian trong quá trình hậu kì, tôi dành để thực hiện việc sắp xếp thứ tự cho bộ ảnh để kể một câu chuyện xuyên suốt.

Đầu tiên, tôi cần duyệt và lọc từ vài nghìn tấm ảnh xuống còn khoảng trên dưới 100 tấm. Sau đó, tôi bắt đầu làm việc với biên tập viên ảnh của mình - người từng có kinh nghiệm ở New York Times cũng như Nat Geo - anh sẽ giúp tôi kể câu chuyện mạch lạc hơn qua những tấm ảnh. Việc để một người khác xem và giúp sắp xếp bộ ảnh của mình là rất quan trọng để làm nổi bật ý tưởng của bộ ảnh. Tôi khuyên các bạn nên làm việc này với những người có kinh nghiệm về ảnh, có thể là một người bạn, một biên tập viên hoặc một nhiếp ảnh gia khác.

Tôi luôn sắp xếp bộ ảnh và tự đặt câu hỏi cho mình như đang xây dựng kịch bản một bộ phim: Bộ ảnh mang lại cảm xúc gì? Người xem sẽ tin điều gì? Câu hỏi được đặt ra sau đó là gì?… Trong ảnh báo chí và tư liệu, những tấm hình không được tạo nên bởi photoshop, chúng được tạo nên từ quá trình tìm tòi nghiên cứu cũng như thời gian bạn chụp tại hiện trường.


Q9: Khi anh làm đề tài về động vật này, anh có gặp trở ngại nào tiếp cận với những địa điểm đó hay không?

Chắc chắn là có rồi. Có quá nhiều lí do để nghi ngờ các nhiếp ảnh gia. Một số trong đó là vì lí do an toàn, phần lớn còn lại là vấn đề niềm tin về việc nhiếp ảnh gia có thể sai lệch câu chuyện về những hoạt động đó. Tôi đã dành rất nhiều thời gian để thuyết phục mọi người. Khá khó khăn ở thời gian đầu, tuy nhiên tôi đã giới thiệu cho họ thấy về dự án cá nhân của mình và đồng thời cho họ biết rằng tôi sẽ kể một câu chuyện nhân văn và chính xác.

Bên cạnh đó tôi cũng chuẩn bị kỹ bộ hồ sơ của mình với các đối tác là tạp chí lớn như New York Times, Nat Geo hay Wall Street Journal. Mặc dù tôi không làm việc với họ trong dự án lần này, những nhân vật vẫn có thể tin tưởng tôi thêm một chút.

Với những nhiếp ảnh gia chưa có cơ hội làm việc với các đối tác lớn, việc bạn cần làm là làm quen và gắn kết với mọi người, và cho họ biết chính xác bạn mong muốn gì từ dự án của mình. Nếu mọi người không hiểu tôi muốn chụp gì và chỉ cho tôi tiếp cận trong 1 giờ đồng hồ thì tôi đã không thể thực hiện dự án này.

Q10: Điều gì khiến anh khó khăn nhất khi thực hiện một bộ ảnh?

Từ khi tôi bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh tới giới, thách thức lớn nhất luôn là sự tiếp cận chủ thể. Có hàng tá nhiếp ảnh gia không thực sự kể câu chuyện đúng và chính xác, hoặc họ thường đem ra những lời hứa xuông để có thể thực hiện đề tài chóng vánh. Điều này gây ra sự mất tin tưởng rất lớn của nhiều nhân vật đối với các nhiếp ảnh gia. Vậy nên tôi cần rất nhiều thời gian để nghiên cứu, trò chuyện cũng như nhận được lòng tin từ họ.

Và điều khó khăn khác chính là có quá nhiều đề tài đã được thực hiện. Tuy nhiên đây không nên là lí do bạn dừng lại. Bạn cần phải suy nghĩ xem những đề tài nào có thể làm lại, làm thế nào để làm theo cách của bạn và mang đến cho đề tài một góc nhìn khác biệt.

Cuối cùng, hai thách thức lớn nhất là làm sao để kể một câu chuyện khác biệt và làm sao để tiếp cận được đề tài đó.


Q11: Tôi thường rất khó chọn được một đề tài ảnh để thực hiện. Anh có thể chia sẻ một số lời khuyên về vấn đề này được không?

Ở thời điểm đầu sự nghiệp, tôi luôn thích làm những đề tài thiên về vẻ đẹp hình ảnh, hay những sự việc ảnh hưởng tới thế giới, hoặc những đề tài có thể làm bài báo của tôi nổi bật. Nhưng hiện tại ở tuổi 41, tôi nhận thấy mình thích làm về những gì bản thân quan tâm. Tôi quan tâm tới các loài động vật và những người chăm sóc chúng. Điều đó thực sự thu hút và tạo cảm hứng cho tôi.

Nếu bạn đam mê điều gì đó và thực sự quan tâm tới nó, bạn sẽ đấu tranh vì điều đó, làm việc hết mình và không bao giờ bỏ cuộc. Hãy thử tìm điều gì đó khiến bạn đam mê và tò mò, chắc chắn bạn sẽ thực hiện được.

Q12: Các tạp chí giao cho anh đề tài này hay anh tự thực hiện và gửi ảnh cho họ?

Với dự án cá nhân này, tôi thực hiện hoàn toàn với danh nghĩa cá nhân, tìm kiếm những điều tôi mong muốn. Trước đây, tôi từng thực hiện rất nhiều đề tài của các tạp chí. Các biên tập viên giao cho tôi thời gian cũng như kinh phí để thực hiện những chủ đề đó. Nhưng dự án lần này hoàn toàn khác, tôi không muốn nhận bất cứ sự tài trợ nào vì tôi muốn thực hiện theo cách tôi mong muốn.

Tôi thực hiện bộ ảnh trước vì mục đích cuối cùng của tôi là xuất bản một cuốn sách. Đôi khi, biên tập viên của một số tạp chí cần và mua ảnh cho các ấn phẩm, nhưng điều đó chỉ giúp tôi chi trả cho một số khoản chi phí. Tôi thực hiện dự án này với nguồn tài chính cá nhân, bởi vì đó là hành động xuất phát từ con tim và đam mê của mình.

Và khi hoàn thành, tôi muốn gửi những tấm ảnh này tới các tổ chức bảo vệ động vật để giúp họ quảng bá những điều họ đang làm. Vì tôi muốn thông qua dự án, nâng cao nhận thức của tất cả mọi người về vấn đề này.

_______________
Justin Mott Q&A - English Version

Q1: Before any project, do you often plan what you gonna shoot in mind roughly, or keep the documentary approach and go with the flow of the event?

I don’t know what exactly what I’m gonna get when I go there. But I do a lot of research before hand about the kind of access I need because my project is about me getting close to people and about people getting close to animals. So number one is those people do interact with animals in safe ways and ethical ways, that’s important to me. So I had strict conversation with my subjects before I go there because I need to know they are interacting with animals, because if they work in a lab somewhere or they are scientists working at offices, it will not be great.

I talk with them about how do they work daily, how close to the animals and how much interaction they have with the animals. Then I made my decision whether I do the story or not based on that. When on shoot, I try to shoot with open-mind and try not to think to much. I know I want the moments but I don’t want to force the moment to happen, I just wait for them to happen. I think that will make the story real and natural, and make me a better photographer by having me waiting for that. It will take patient but will pay off in the end.

 

Q2: How many shooting days in general for one project? / How long is your long term projects usually last?

So for me every project has a little different.

For the rhino project, there were multiple visits and multiple days for each visit. So there are many factors for how many days for a story. For the rhino, it’s a long way to Kenya from Vietnam and there so many accesses so it took me 8 days for the first time I went. Because may be it would happen the same things, but you could see things differently each time. So rhino project took me 8 days, some simple project takes only 2-3 days, but typically it takes 5-8 days for a story.

About long term, this particular project took me 10 years to get the idea I wanna do. The project itself will take several years, for each chapter I spend about 5-8 days with my subject.


Q3: Why do you choose Leica M as your main gear, and what's lenses that you recommend to use for this kind of documentary work?

I switched a year ago to this screenless Leica M10-D because my old gear was really weigh me down and made me tired at the end of the day. I move a lot and do the shoot 10-15 hours sometimes, so I wanted something I enjoy carrying around in my hands. I like the static of this Leica M10-D.

The files nowadays are similar between cameras, but the lenses are important to me and Leica lenses are amazing. I love the Summilux-M 35mm f/1.4, I love how small it is. This is not like a promo here, but I do believe I got this combo for a year and it makes me a better photographer because I move more and I think more, and it helps me get better images.


Q4: How do I have the money for a Leica though?

- That’s up to you to figure it out! But Leica Vietnam has many used camera model which you can start with at a very reasonable price.

Q5: What's more important for you: composition (geometry), lighting, or moment? What attract you to take the photo at the first place?

I look it like you cooking something, all the ingredients needs to come together. So the good lighting or good composition is not what I try for, sometimes you don’t have a good lighting or sometimes the moment don’t have geometry, so the shot can still works as a good moment.

The great moment could not beat Trump to be the president but it beats everything else. I do the documentary photography so I want the people who look at my photo can feel something, it could be a question, happiness or sadness but I want some sort of emotions on my photos. I try to make all the ingredients to be a nice image and a nice story.


Q6: You used M10-D for this project, so what are the pros and cons of using a manual-focus / non-screen camera?

For me it wasn’t that complicated to shoot with the manual camera because I started my carreer with film cameras. So to shoot with manual camera and to shoot without a screen wasnt that hard. It does take time to use manual focus and to compose the right exposure. For this project, I shot wildlife animals and they moved quickly so it could be hard to focus them with the manual system.

But the camera is light weight, and not having the screen put me on the moment. If I had the screen, I would have play with the camera functions. But without a screen, I think more about the moment and the capture. I just turn it on, set the ISO, shutter speed and apreture and I’m good to go. I don’t have to think about the camera and can focus on the story, I present in the moment. This camera is unlike any camera I had before.


Q7: Your photos shows that all of the aspects are important for you. Why do you interested to shoot endangered species story?

This story is not only about endangered species, it’s about animals. I’m really interested in human-animal bond, that’s important to me so that what I’m looking for. The story that inspired me is about people helping animals, spend their lives delicated to helping animals, some of them are endangered. Environment issues are also important to me.

I have seen assumption of many people consume this horn, they grind rhino horn as a tradition medicine, I think it’s important for people to see that there are human out there risking their lives to protect these animals. And it does have impact on our environment and our eco-system. So that’s my interested story in particular.

In general in my images, I don’t want people just look at my images and say: “Oh cool picture!”. As a wild life journalist, I want to take pictures to make people think more and ask questions, then hopefully they can act more. That’s why I do the story by photo series.


Q8: How important is photo editing to you? What do you often do in photo editing?

My photos are not heavily edited like that, I’m not removing things like that in documentary photography. I just change the color and it takes just a little amount of time. What takes large amount of time is sequencing the photos to tell a story.

First, I reduced thousands of photos to a hundred of photos, then I work with an editor from New York Times and also Nat Geo, who really helps me to tell story through photos. I like an other person to bounce the idea off them so I recommend people to do that with your editor, may be your friends or other photographers, you can really get the great idea.

I think about what the first image is, what the second image is and so on. I care about what the mood of the story is if you sequence them that way. I like to work with them as contructing a movie: what do I want people to believe with, what mood and what kind of the question. So more of my time is spent sequencing the photos than toning the photo itself.

In addition, for me in photojournalism and documentary, photos are not made in photoshop, they are made in research and in the time you are on the ground taking photos. That’s where the story are made, not in post-production but before and during.


Q9: When you do this animal stories, did you have any obstacles in getting the access to go to those places?

I sure do. A lot of them are skeptical of photographer. Some of them are safety and security issues, some of them are the trust for photographer to tell the acurate story and not socialize things. I spent a lot of time convincing people. For me, first start is a lot more difficult but now I go into this story I’m doing for my personal project so I have my work to show these people, tell them the caption of the story then they’ll know I’m an ethical journalist and I want to make sure the story is tell accurately.

There are so many trust issues, so I have my time to build up my resume of my big client in New York Times, Nat Geo and Wall Street Journal that people trust. Even I don’t work for them in this project but people will see me as magazines’ photographer and trust me a little bit.

For those of you who do not have those big client, it is just about getting bond with people and be transparent. I let people know what exactly what I needed. Because if people don’t get what I’m doing, they just give me one hour in a day then it’s not gonna work for my project.


Q10: What is the most challenging for you when taking a photo series?

I would say the most challenging from the beginning of my carreer till now is the accesses. Some of this stories are hard to get because of trust issues. A lot of photographers aren’t proper journalists and they don’t tell the story right and accurate, or they don’t deliver what they promised so they make photographer looks bad. So it takes a lot of time to research and gain trust.

And the other thing hard for project is a lot of stories have been done before. That shouldn’t the reason you not doing editorial. You should be thinking: How do I copy someone else story? How can I do it my way? How can I have a story my own? How can I be the last person to do it? Or how can I tell the story differently?

So it’s how you tell the different story and how you can get access to the story.

 

Q11: What I struggle most with is finding a topic for a project I want to tell a story about. Do you have any tips on that?

In early of my carreer, I was interested in things like visuals or what’s happening to the world or what would be remarkable for my publications. But now I’m 41 years old, I’m interested in what I care about, and now I care about animals and people that look after them. It really inspires me, the wild life stories attacted my interests.

If you passion about something and you are interested in it, you are gonna fight for it, work for it and you are not gonna give up on it. Stick with something you passion about, curious about and you will stay with it.


Q12: The magazine or newspaper will give you the assignment or you make your own assignment then you send it to them?

For this personal project, I find the story myself, I look up for what I’m interested in. In earlier of my career, there were always assignments. The editors gave us the amount of days and the amount of budget. But this project is different, I don’t want them to pay me for it before hand because I want to do the project the way I wanna do it.

I do the story first because my ultimate goal is for my book. Sometimes, the magazine’s editor want to run the photos and buy a lot but it just helped me with the expenses. I spent my own money for this project because it’s my heart and my passion.

In the end, I want to give the photos for the organizations to help them promote the story. Because this project to me is about raising people’s awareness.

Tìm hiểu thêm về nhiếp ảnh gia Justin Mott.

 

Tổng hợp và biên dịch: Thành Đạt Trương / LeicaVietnam
__

Leica Vietnam

Leica Boutique Hanoi: Số 14 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - ĐT: 024 3201 4848
Leica Boutique Saigon: Deutsches Haus, 33 Lê Duẩn, Quận 1, TP Hồ Chí Minh - ĐT: 028 7309 6665
Hotline: 0945 488 948
Email: info@leicavietnam.com | Website: www.leicavietnam.com
Fanpage: https://www.facebook.com/leicavietnam
Instagram: @leicavietnam | Youtube: Leica Vietnam